Quê Hương!
Hưng Yên là một tỉnh của đồng bằng Bắc Bộ nên cũng mang trong mình những nét đặc trưng về dân cư và văn hóa với những cây đa, giếng nước, sân đình, những triền đê quanh co bao quanh những xóm làng. Mặc dù là tỉnh đồng bằng thuần nhất không có biển, không có núi như nhiều tỉnh thành khác trong khu vực... nhưng mảnh đất nơi đây đã ban tặng cho đời những đặc sản nổi tiếng như nhãn lồng, chè sen và đặc biệt là tương bần... Bởi thế mà dân gian ta đã có câu:
“Cốm vòng, gạo tám Mễ Trì Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn”
Tương Bần đã trở thành niềm tự hào của người Hưng Yên và đã đi vào ca dao một cách tự nhiên cho tới bây giờ.
"Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"
Tương được làm ở thôn Bần (thế nên được gọi tương bần), xã Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
cách Hà Nội khoảng 25km. Đây là làng nghề làm tương nổi tiếng đã có từ lâu đời. Nó là thứ nước chấm ngon không thể thiếu khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, chấm rau muống, cà muối, thịt luộc… vào những ngày hè
Tương bần ngon nóng nực. Tương còn dùng để chế biến nhiều món ăn như tóp kho tương, kho cá… hay rim đậu, thịt cho những ngày mùa đông se lạnh. Tương bần được rất nhiều người dân ở khắp mọi nơi trên cả nước như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM ... học hỏi và làm theo tuy nhiên chỉ có tương bần tại nơi đây do chính con người thôn Bân làm ra với bí quyết tổ truyền mới có vị thơm ngon đặc sánh.
Nghe nói, các công đoạn làm tương bần cực kỳ công phu và mất thời gian. Hơn nữa, để có những bát tương vàng ươm, thơm nức đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm của từng gia đình. Phải mất ít nhất một đến hai tháng người thợ mới cho ra được một mẻ tương Bần. Tuy nhiên, thời gian lâu hay nhanh còn tùy thuộc vào thời tiết có nắng hay không.
Thành phần chính để làm tương bần là gạo nếp cái hoa vàng và đỗ tương, còn công đoạn chính để làm tương là: lên mốc xôi nếp, ngả đỗ và phơi tương (hay còn gọi là ủ tương). Gạo nếp đem ngâm rồi được đem nấu chín thành xôi. Người ta xới xôi ra nong, nia & để 2 ngày 2 đêm cho nó lên mốc xanh. Đỗ tương thì cần phải rang vàng, sau đó đem xay thật nhỏ & ngâm trong chum sành với nước trong khoảng 7 ngày để đỗ lên màu vàng đỏ. Sau hai ngày hai đêm, khi xôi nếp đã lên mốc xanh thì đem ra xoa cho các hạt xôi tơi. Dùng nước đỗ ngâm trong chum sành tưới lên mốc và trộn thật đều rồi để tiếp một ngày một đêm nữa cho xôi lên mốc vàng, tiếp đó ta cho mốc vào chum đỗ đã ngả cùng với muối tinh, khuấy thật đều rồi phơi ra ngoài trời nắng.
Tương bần Tương cần phải được phơi ra ngoài nắng trong vòng ít nhất 1 tháng. Khoảng thời gian này tương phải luôn được theo dõi cho cẩn thận. Ngày ngày ta mở nắp chum, khuấy đều & cho thêm nước vào tương, trời nắng thì phơi và càn chú ý khi trời mưa thì phủ kín miệng bằng nylon để nước mưa không lọt vào tương và tương sẽ bị thối.
Dù ai đi ngược về xuôi, ai đã từng 1 lần thưởng thức qua tương bần Hưng Yên thì sẽ không thể nào quên được cái vị thơm thơm của gạo nếp cái hoa vàng, vị ngậy của đỗ tương và thêm chút đạm đà của muối, tất cả quyện vào nhau lên thành sắc vàng đặc sánh béo ngậy của tương bần Hưng Yên.
Comments[ 0 ]
Post a Comment